[Kiến thức] Toàn bộ thông tin về bệnh nấm da đầu bạn nên biết

Đăng bởi Admin degopharma vào lúc 29/11/2021

Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu thường gặp và khá phổ biến hiện nay, ở mọi lứa tuổi. Không chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy, mụn nhọt, rụng tóc trên vùng da đầu mà bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thực chất căn bệnh này là gì? Điều trị ra sao hiệu quả nhất? Hãy để DEGO Pharma giúp bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc này ở bài viết dưới đây.

1. Nấm da đầu là gì? Nấm da đầu có mấy loại?

Nấm da đầu là gì? 

Theo kiến thức Y khoa, nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi thuộc một trong các loài Trichophyton, Microsporum, Pierdraiahortai, Trichosporon beigelii,... xâm nhập vào sợi tóc gây nên. 

Thông thường mọi người hay nhầm lẫn nấm da đầu với một số bệnh như: Vảy nến, viêm da tiết bã, á sừng,... do biểu hiện của các bệnh này gần giống nhau. Theo nghiên cứu thì bệnh nấm da đầu có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì vùng da đầu có thể chuyển sang viêm nặng, nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn.

Nấm da đầu là gì? 

Nấm da đầu là gì? 

Nấm da đầu có mấy loại?

  • Do chủng nấm Trichophyton gây nên

Bệnh nấm da đầu do nấm sợi loài Trichophyton gây ra có biểu hiện ban đầu là các nốt sần nhỏ xuất hiện rải rác trên da đầu người mắc bệnh. Các tổn thương này sẽ tạo thành các mảng vảy mỏng và khi bong ra khỏi da đầu sẽ tạo thành một mảng hói tạm thời. 

  • Bệnh tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli gây nên 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tóc hột là dọc theo thân tóc (từ 2-3cm tính từ gốc tóc) có những hạt tròn mềm màu đen hoặc nâu, kích thước gần bằng hạt kê có thể tuốt ra như trứng chấy. Bệnh này thường không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở phần thân tóc, tuy nhiên sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

 Bệnh tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây nên 

Bệnh tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây nên 

Để có thể phát hiện ra bệnh sớm và chuẩn đoán đúng bệnh, ngoài việc chú ý đến các triệu chứng lâm sàng thì bạn sẽ cần phải làm thêm các xét nghiệm khác như: Soi tươi bệnh phẩm, xác định loại nấm,... để có phác đồ điều trị thích hợp.

THAM KHẢO NGAY: MÁCH BẠN CÁCH TRỊ NẤM DA ĐẦU HIỆU QUẢ.

2. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân của bệnh nấm da đầu

Trên thực tế, bệnh nấm da đầu chủ yếu là do chủng nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào các sợi tóc gây ra. Hai loài nấm này thường cư trú ở các vùng da đầu nhiều dầu, ẩm ướt. Dưới đây, DEGO Pharma sẽ liệt kê cho bạn đọc các yếu tố chính tạo nên môi trường thuận lợi để các loại nấm này phát triển:

Nấm da đầu nguyên nhân do vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Việc vệ sinh da đầu không thường xuyên, sạch sẽ sẽ khiến mồ hôi, bụi bẩn và các tế bào chết tồn đọng trên da đầu, tạo nên môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm. 

Mặt khác, trong quá trình gội đầu, nếu như không vệ sinh đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh thì có thể làm cho da đầu bị tổn thương, khiến cho nấm dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong da đầu. 

 

 Nấm da đầu nguyên nhân do vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Nấm da đầu nguyên nhân do vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Nấm da đầu nguyên nhân do thói quen sinh hoạt xấu

Lịch trình làm việc bận rộn, không có nhiều thời gian, thường để đầu quá bẩn rồi mới gội; hoặc quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ là 02 thói quen phổ biến tưởng chừng như “vô hại” nhưng thực chất lại là nguyên nhân hình thành nên bệnh nấm da đầu. 

Nấm da đầu nguyên nhân do lây nhiễm từ người bệnh

Các chủng nấm gây nên bệnh nấm da đầu có thể lây lan từ người đã bị nhiễm nấm trước đó qua người không bị bệnh thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm nấm như: khăn tắm, quần áo, chăn gối, lược,...

 Nấm da đầu nguyên nhân do lây nhiễm từ người bệnh

Nấm da đầu nguyên nhân do lây nhiễm từ người bệnh

Nấm da đầu nguyên nhân do lây nhiễm từ động vật

Thú cưng trong gia đình như: chó, mèo, chim,... thường dễ bị các loại nấm xâm nhập nếu như không được tắm rửa thường xuyên, sạch sẽ. Vì vậy, nếu như chúng bị nhiễm các chủng nấm gây bệnh nấm da đầu thì khi tiếp xúc trực tiếp, bạn có thể bị nhiễm nấm bởi vì những chủng nấm này có khả năng lây trực tiếp sang người.

Biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Thông thường, bệnh nấm da đầu sẽ phát triển theo 03 giai đoạn. Tuy nhiên, các chủng nấm khác nhau sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến của bệnh nấm da đầu thường gặp:

Giai đoạn 1: Da đầu nổi nhiều gàu, rụng tóc và bắt đầu có cảm giác ngứa

Giai đoạn 1 còn được gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh nấm da đầu. Lúc này, các chủng nấm sẽ kích thích da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn, kết hợp với các tế bào chết để tạo thành những mảng gàu. Những vảy gàu xuất hiện sẽ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và người bệnh cũng có thể bắt đầu rụng tóc nhiều hơn bình thường. 

Ở giai đoạn này, những biểu hiện chưa quá rõ ràng nên có thể khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và tưởng rằng chỉ là do chưa vệ sinh sạch sẽ, đầu xuất hiện nhiều gàu hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu thực sự bị nấm da đầu thì kể cả khi chú ý hơn vệ sinh da đầu tốt hơn thì tình trạng vẫn khó có thể cải thiện. 

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn đầu là đầu nổi   nhiều gàu, rụng tóc và bắt đầu có cảm giác ngứa

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn đầu là đầu nổi 

nhiều gàu, rụng tóc và bắt đầu có cảm giác ngứa

Giai đoạn 2: Ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu

Ở giai đoạn thứ hai, trên da đầu người bệnh xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn - đây cũng chính là những yếu tố gây ngứa ngáy. Cảm giác bứt rứt và khó chịu ở vùng da đầu sẽ khiến người bệnh ngứa và gãi liên tục.

Sự chà xát mạnh này có thể làm cho da đầu bị trầy xước, thậm chí là chảy máu và đóng vảy. Trong một số trường hợp đặc biệt, ở giai đoạn này trên da đầu của người bệnh còn xuất hiện mụn hoặc những nốt đỏ li ti kèm theo sưng phồng, chảy máu.

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn thứ hai là ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn thứ hai là ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu

Giai đoạn 3: Rụng nhiều tóc bất thường

Khoảng sau 20 ngày kể từ ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng của bệnh thì hiện tượng rụng tóc bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, với tần suất ngày càng nhiều. Dấu hiệu này cũng chứng tỏ bệnh nấm da đầu đã chuyển biến nặng. 

Ở giai đoạn này, tóc có thể rụng tự nhiên hoặc rụng sau khi chải, gội đầu. Tóc rụng quá nhiều sẽ tạo thành các mảng hói hình tròn hay hình bầu dục, với các kích thước nhỏ bé khác nhau trên vùng da đầu. Lúc này, tình trạng rụng tóc khiến người bệnh cảm thấy tự ti về bề ngoài của mình.

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn thứ hai là ngứa ngáy, xuất hiện mụn da đầu

Nấm da đầu biểu hiện giai đoạn thứ ba là rụng nhiều tóc bất thường

3.Nấm da đầu có nguy hiểm không? Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Bệnh nấm da đầu dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra Kerion - một tình trạng viêm gây đau đớn trầm trọng cho da đầu. 

Kerion xuất hiện với các biểu hiện: Da đầu sưng phồng, mủ vàng chảy nhiều trên da đầu, tóc rụng nhiều hơn hoặc có thể dễ dàng kéo ra. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động cả đến tâm lý bệnh nhân, khiến họ tự tin về ngoại hình của mình. 

 Nấm da đầu có nguy hiểm không?

Nấm da đầu có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn cuối của bệnh, hiện tượng rụng tóc xảy ra thường xuyên với mức độ ngày một tăng dần. Vì vậy, nếu tóc rụng quá nhiều (trên 200 sợi/ngày) kèm theo các dấu hiệu như: ngứa, xuất hiện mụn đỏ, da đầu bong tróc, hói từng mảng, chảy máu thì người bệnh cần đi khám da liễu ngay để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bằng các loại thuốc trị nấm da đầu, đúng phương pháp, bệnh nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi.

THAM KHẢO NGAY: KHÁM PHÁ NGAY CÁCH TRỊ NẤM DA ĐẦU BẰNG MUỐI CỰC HIỆU QUẢ.

4. Nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào? 

Rất nhiều người khi mắc bệnh nấm da đầu vẫn nhầm tưởng chỉ là da đầu bị nhiều gàu nên ngứa ngáy. Vì vậy đã bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm, khiến bệnh tình ngày càng nặng và khó có thể điều trị dứt điểm. Thấu hiểu tâm lí này, dưới đây, DEGO Pharma sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách dễ nhất để phần biệt nấm da đầu và gàu.

Về đặc điểm hình thái

  • Nấm da đầu: Là những mảng tróc vảy màu trắng khô, dày và nặng hơn so với gàu, kèm theo việc bị rụng tóc nhiều và có sẩn trên da đầu. 
  • Gàu: Là biểu hiện rối loạn ở lớp sừng da đầu, khiến da đầu bị đóng vảy trắng thành các mảng lớn hoặc lấm tấm, li ti màu trắng. Thông thường, tế bào da có chu kỳ thay đổi là từ 4-6 tuần. Trong trường hợp bị gàu thì chu kỳ này rút ngắn còn 2-3 tuần nên sẽ làm cho da đầu người bệnh bị bong tróc nhiều hơn.

 Nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào? 

Nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào? 

Về vùng phân bổ và tác hại đến người bệnh

  • Nấm da đầu: Ngoài phân bổ trên da đầu thì còn có thể xuất hiện ở lông mày, cánh mũi, viền tóc, thậm chí trong ống tai,... Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ quả gây nghiêm trọng như: Mảng da đỏ, có vảy trắng gây mất thẩm mỹ; đau rát, chảy máu chỗ vùng da đầu bị bệnh; bị hói đầu vĩnh viễn,... Để lâu dài có thể lây lan sang các vùng da khác hay còn gọi là nấm da đầu lan xuống mặt.
  • Gàu: Chỉ xuất hiện ở vùng da đầu và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.

5. Cách điều trị dứt điểm bệnh nấm da đầu

Đối với các trường hợp bị nấm da đầu nhẹ, cách điều trị bệnh đơn giản tại nhà là: Gội đầu bằng dầu gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral hằng ngày để loại bỏ tóc rụng, hạn chế tình trạng tiết bã nhờn ở da đầu.

Đối với các trường hợp bị nấm da đầu nặng, cần cắt hết tóc ở vùng da đầu bị nấm, sau khi gội đầu phủ khăn trùm hết tóc, lau khô rồi bôi thuốc diệt nấm tại chỗ hàng ngày. 

 Nấm da đầu và cách điều trị

Hình ảnh nấm da đầu (ảnh minh họa)

Với những trường hợp điều trị tại chỗ bằng kem bôi và dầu gội chống nấm không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc uống chống nấm sau đây: 

  • Thuốc chống nấm Griseofulvin: Sử dụng cho bệnh nhân bị nấm da đầu do chủng nấm Microsporum gây ra, uống trong 6–8 tuần. Khi sử dụng, bệnh nhân nên dùng sau bữa ăn nhiều chất béo để tăng cường sự hấp thụ của thuốc. 
  • Thuốc chống nấm Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole: Sử dụng cho bệnh nhân bị nấm da đầu do chủng nấm Trichophyton gây ra. Những loại thuốc uống chống nấm này có tác dụng diệt nấm hiệu quả, thời gian điều trị ngắn hơn, từ 2 đến 4 tuần. 

6. Các biện pháp phòng tránh bệnh nấm da đầu

Để giúp bạn đọc phòng tránh bệnh nấm da đầu, dưới đây DEGO Pharma chia sẻ các biện pháp phòng bệnh đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

  • Phòng bệnh nấm da đầu bằng cách giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ. Trong quá trình gội, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước nhiều lần và làm khô tóc ngay sau khi gội để tóc luôn khô ráo và sạch sẽ. 
  • Không nên đội các loại mũ chật trong thời gian quá lâu vì có thể làm cho tóc bị ẩm, bết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.
  • Bạn có thể trị nấm da đầu tại nhà bằng muối, chanh,...
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân, đặc biệt là giặt sạch sẽ chăn ga gối đệm, khăn, mũ bảo hiểm, phơi nắng trong 2 – 3 ngày để tiêu diệt hết các vi khuẩn nấm đang trú ngụ bên trong.

 Vệ sinh đồ dùng cá nhân để tránh vi khuẩn nấm trú ngụ bên trong

Vệ sinh đồ dùng cá nhân để tránh vi khuẩn nấm trú ngụ bên trong

  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân: Không dùng chung lược chải tóc, mũ đội đầu, khăn lau với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc xuất hiện các biểu hiện của bệnh nấm da đầu để phòng nguy cơ lây bệnh.
  • Hạn chế uống rượu bia, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước, tránh căng thẳng, có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học…

THAM KHẢO NGAY: BẬT MÍ CÁCH TRỊ NẤM DA ĐẦU BẰNG CHANH CỰC KÌ HIỆU QUẢ.

7. Chuyên gia giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu có lây không?

Theo TS.BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương: Các vi khuẩn nấm gây nên bệnh nấm da đầu có thể đến từ môi trường bên ngoài (các bào tử nấm bay trong không khí), hoặc từ số lượng nhỏ trên da đầu của chúng ta khi gặp điều kiện thuận lợi (ngủ với tóc ướt, sử dụng chăn gối ẩm mốc, thường xuyên ra mồ hôi,...). Đây là một bệnh lý nhiễm trùng ngoài da và hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác, thậm chí là với tốc độ rất nhanh.

Bị bệnh nấm da đầu nên kiêng ăn gì?

Khi bị nấm da đầu, người bệnh cần hạn chế những thực phẩm sau đây vì nếu như sử dụng sẽ khiến bệnh ngày một nặng, trị mãi không khỏi: 

  • Thịt bò và thịt gà; 
  • Hải sản vỏ cứng (tôm, cua, ghẹ, sò); 
  • Hoa quả giàu vitamin C (cam, chanh, kiwi,...); 
  • Các thực phẩm muối (dưa muối, cà muối, bắp cải muối,...);
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Nhộng tằm
  • Thực phẩm chế biến sẵn: mì gói, đồ hộp, trái cây sấy khô,...

Nấm da đầu nên kiêng ăn gì?

Nấm da đầu nên kiêng ăn gì?

Bệnh nấm da đầu dùng dầu gội gì?

Các sản phẩm dầu gội trị nấm da đầu được điều chế từ các thành phần như: Ammonium lauryl sulfate, Dimethicone, Ketoconazole, Picotone Olamine,.. sẽ có công dụng hỗ trợ kiểm soát và ức chế hoạt động và phát triển của vi nấm, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy do bệnh gây ra. 

Bên cạnh đó, chúng còn bổ sung các dưỡng chất có lợi cho da dầu, thúc đẩy tái tạo các vùng da bị thương tổn, từ đó giúp hồi phục lại mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm dầu gội trị nấm da đầu với đa dạng mẫu mã, thành phần, thương hiệu và tác dụng. Tuy nhiên, để tìm được một sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như đảm bảo an toàn, chất lượng là điều không hề dễ dàng.

DEGO PHARMA - Đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực dược, dược mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam giới thiệu đến bạn sản phẩm dầu gội trị nấm da đầu, trị ngứa, đầu nhiều gàu, gàu mảng DEGO PHARMA.

Nấm da đầu dùng dầu gội gì?

Nấm da đầu dùng dầu gội gì?

Dầu gội đặc trị DEGO PHARMA là sự kết hợp hoàn hảo của các hoạt chất trong cây táo dại Zizyphus, Acid Citric và Sodium Lauryl Sulfate giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm, vi khuẩn, trị nấm da đầu tận gốc; đặc trị gàu, ngứa, đánh bay nấm da đầu từ đó giúp phục hồi nang tóc từ sâu bên trong để tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Những hiệu quả của dầu gội DEGO PHARMA đều được kiểm chứng lâm sàng bởi các nhà khoa học tại Đức và đã có đến 99% khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm sau lần đầu tiên sử dụng.

Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được chứng nhận an toàn bởi Sở Y Tế, đã được phân phối tại rất nhiều nhà thuốc nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trị nấm da đầu dứt điểm chỉ sau 1 liệu trình.

Trên đây là bài viết cung cấp các kiến thức về bệnh nấm da đầu của DEGO Pharma. Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc hiểu được các thông tin quan trọng về bệnh lý này, từ đó có cách phòng và điều trị bệnh phù hợp.

THAM KHẢO NGAY: TOP CÁC SẢN PHẨM DẦU GỘI TRỊ GÀU, NẤM NGỨA BÁN CHẠY NHẤT TẠI DEGO PHARMA.

anh khuyen mai












 

Tags : > nấm da đầu nấm da đầu biểu hiện nấm da đầu có lây không nấm da đầu có nguy hiểm không nấm da đầu dùng dầu gội gì nấm da đầu là gì nấm da đầu nên kiêng ăn gì nấm da đầu nguyên nhân nấm da đầu và cách điều trị nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào

CÁC DỊCH VỤ BẠN CÓ THỂ THÍCH?

Danh mục này chưa có bài viết

Zalo Dego Pharma Messenger Dego Pharma