-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vảy nến da đầu: Tất tần tật các thông tin về bệnh mà bạn cần biết
Đăng bởi Admin degopharma vào lúc 07/12/2021
Vảy nến da đầu là một bệnh lý ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da đầu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến họ tự ti trong các hoạt động thường ngày. Nguyên nhân nào hình thành nên vảy nến da đầu? Điều trị ra sao để hiệu quả nhất? Cách phòng bệnh là gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của DEGO Pharma để hiểu hơn về các thông tin liên quan đến căn bệnh này bạn nhé!
1. Vảy nến da đầu là gì?
Vảy nến da đầu (tiếng Anh là Scalp psoriasis) là một bệnh rối loạn da liễu đặc trưng bởi tình trạng tế bào sừng trên da đầu tăng sinh liên tục, khiến vùng da đầu mẩn đỏ và xuất hiện nhiều mảng vảy trắng. Các mảng vảy này khi bong ra có màu bạc như nến, vậy nên bệnh còn được gọi là “vảy nến”.
Trong Y khoa, bệnh vảy nến da đầu vừa được xem là bệnh mãn tính, vừa được xem là bệnh tự miễn. Theo thống kê, có ít nhất 50% người bệnh ban đầu mắc vảy nến ở vùng da đầu, sau đó lan ra ở các vùng khác như: Rìa chân tóc, trước trán, sau tai và gáy.
Vảy nến da đầu là gì? (ảnh minh họa)
Vảy nến da đầu không phải là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy sẽ không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền, vậy nên nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì khả năng cao con cái của họ cũng sẽ bị mắc bệnh giống như vậy.
THAM KHẢO NGAY: DẤU HIỆU BỊ VẢY NẾN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG VẢY NẾN?
2. Một vài hình ảnh vảy nến da dầu
Để giúp bạn đọc dễ dàng hình dung hơn về bệnh vảy da đầu, DEGO Pharma đã tổng hợp lại một số hình ảnh tiêu biểu về bệnh sau đây:
Hình ảnh vảy nến da đầu mức độ nhẹ
Hình ảnh vảy nến da đầu nặng
Hình ảnh vảy nến da đầu lan ra trước trán
THAM KHẢO NGAY: NGUYÊN NHÂN BỊ VẢY NẾN VÀ DẦU GỘI PHÙ HỢP.
3. Nguyên nhân bị vảy nến da đầu
Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiên cứu Y khoa, các bác sĩ da liễu đã nhận định bệnh vảy nến da đầu là hệ quả do yếu tố gen (liên quan đến bất thường ở nhiễm sắc thể số 6), ngoài ra cũng do một vài yếu tố xúc tác khác tạo nên. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân bị vảy nến da đầu, DEGO Pharma đã tổng hợp lại như sau:
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do yếu tố gen di truyền
Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy người mắc bệnh vảy nến da đầu đều có gen gây nằm ở nhiễm sắc thể số 6 (BW17, BW16, HLA-DR7, B13). Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người bị vảy nến da đầu thì ít nhất cũng sẽ có một thành viên gặp phải tình trạng tương tự.
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Rối loạn hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu, bệnh vảy nến da đầu có liên quan đến tế bào lympho T - Tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, tế bào lympho T sẽ nhận diện và tiêu diệt các tác nhân lạ từ môi trường xâm nhập vào cơ thể.
Vảy nến da đầu có thể do rối loạn hệ miễn dịch
Tuy nhiên, ở những người bị bệnh vảy nến da đầu, hệ miễn dịch của họ sẽ bị rối loạn. Điều này dẫn tới việc tế bào lympho T có thể hoạt động bất thường, nhận diện lầm tế bào da bình thường của cơ thể là tác nhân lạ và tiêu diệt chúng.
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do chấn thương cơ học
Chấn thương cơ học là nguyên nhân chiếm khoảng 15% trong tổng số các ca bệnh vảy nến da đầu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với các chất hóa học có trong dầu gội, nước hoa,… sẽ làm bùng phát vảy nến ở các chấn thương vùng da đầu (kể cả vết thương nhẹ).
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do thần kinh căng thẳng
Hệ thần kinh bị căng thẳng là một trong những yếu tố xúc tác thường gặp nhất trong cơ chế khởi phát bệnh vảy nến da đầu. Khi bệnh bùng phát, thường xuyên stress, căng thẳng, âu lo sẽ khiến bệnh có thể lan rộng và tiến triển nặng nề hơn.
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do thần kinh căng thẳng
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do cơ thể bị nhiễm khuẩn
Viêm amidan, viêm mũi, viêm đường hô hấp do virus có men sao mã ngược hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn E. coli cũng có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động bất thường, từ đó làm khởi phát bệnh vảy nến.
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Do rối loạn chuyển hóa trên da
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân bị vảy nến da đầu có chỉ số sử dụng oxy cao (một số trường hợp có thể cao hơn 400% so với bình thường).
Điều này kích thích tổng hợp AND nhanh hơn, khiến hoạt động gián phân tăng lên 8 lần (làm quá trình chu chuyển tế bào thượng bì chỉ kéo dài từ 2 - 4 ngày, thay vì 28 - 30 ngày như bình thường) dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào sừng.
Vảy nến da đầu do rối loạn chuyển hóa trên da
Khi xảy ra tình trạng này, các tế bào chết liên tục được đưa lên bề mặt da, tích tụ lại và có thể là nguyên dân làm khởi phát bệnh vảy nến da đầu.
Nguyên nhân bị vảy nến da đầu - Sử dụng thuốc điều trị có chứa một số thành phần gây bệnh
Nếu như bạn bị sốt rét, phải sử dụng kháng sinh tetracycline hoặc dùng thuốc chứa thành phần lithium, corticoid thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu.
THAM KHẢO NGAY: [GIẢI ĐÁP] BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU CÓ LÂY KHÔNG?
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến da đầu
Những bệnh nhân bị vảy nến da đầu thường sẽ có một trong các triệu chứng sau đây:
Xuất hiện các mảng đỏ trên vùng da đầu
Khi bị vảy nến da đầu, trên đầu người bệnh sẽ xuất hiện các mảng màu đỏ tươi, hình tròn hoặc hình đa cung với các kích thước không đồng đều (có thể dao động từ vài mm – vài cm). Những mảng đỏ này thường có nền cộm, gồ cao hơn và có giới hạn với các vùng da lành.
Trên bề mặt của các đám mảng đỏ này xuất hiện nhiều vảy trắng bạc, xếp chồng lên nhau thành các lớp, một số mảng có thể có hiện tượng dày cộm và có vảy dính.
Dấu hiệu vảy nến da đầu - Xuất hiện các mảng đỏ trên vùng da đầu
Ngứa da đầu
Theo thống kê, có khoảng 20-40% ca mắc vảy nến da đầu gặp phải triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh có thể gây ngứa ít hoặc ngứa nhiều, thậm chí ở một số bệnh nhân nặng, người bệnh sẽ có cảm giác như da đầu bị bỏng rát, mức độ ngứa dữ dội với các cơn ngứa liên tục, không ngừng. Còn ở các trường hợp bệnh không gây ngứa, người bệnh vẫn sẽ có cảm giác khó chịu và bứt rứt ở vùng da đầu.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải cố gắng kiềm chế không gãi bởi sẽ làm bong tróc vảy, gây chảy máu. Nghiêm trọng hơn, việc gãi ngứa còn có thể khiến bệnh nhân bị rụng tóc, nhiễm trùng và sưng hạch bạch huyết.
Dấu hiệu vảy nến da đầu - Ngứa da đầu
Rụng tóc
Vảy nến da đầu khi dày lên quá mức có thể ảnh hưởng đến nang tóc và gây rụng tóc rõ rệt trong một khoảng thời gian. Thậm chí, ở một số trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ cụm tóc ở vùng da đầu bị tổn thương có thể mất hẳn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, da đầu sẽ lành lặn và tóc vẫn sẽ mọc bình thường trở lại.
THAM KHẢO NGAY: 5+ CÁCH CHỮA VẨY NẾN DA ĐẦU TẠI NHÀ CỰC HIỆU QUẢ.
5. Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Có thể lây không?
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương: Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm từ người này sang người khác. Cho dù có tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân với người bệnh thì vẫn không bị lây bệnh.
Vì vậy, chúng ta không cần phải cách ly với người bị vảy nến da đầu. Trong giao tiếp hằng ngày, không nên xa lánh, kỳ thị, ghê sợ vì sẽ gây áp lực, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người bệnh.
Vảy nến da đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh
Cũng theo bác sĩ Vũ Thái Hà, phần lớn các cá bệnh vảy nến da đầu đều có tính chất lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh sẽ tác động nhiều đến thẩm mỹ, ngoại hình, tâm lý và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, nếu như để bệnh diễn biến trong một thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác như: gàu, nấm da đầu hoặc viêm da tiết bã nhờn.
Vì vậy, nếu nhận thấy mình có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần chủ động đi khám. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà người bệnh cần biết là vẩy nến da đầu không thể điều trị dứt điểm, chỉ có các phương pháp điều trị giúp cải thiện các triệu chứng, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và hỗ trợ kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát.
THAM KHẢO NGAY: MẮC BỆNH VẢY NẾN NÊN ĂN GÌ?
6. Cách điều trị vảy nến da đầu HIỆU QUẢ
Để giúp bạn đọc tham khảo và lựa chọn hướng điều trị bệnh phù hợp, dưới đây DEGO Pharma sẽ chia sẻ một số cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả:
Điều trị vảy nến da đầu tại nhà
Với các trường hợp bị vảy nến da đầu ở mức nhẹ, thông thường người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách: Dùng dầu gội đặc trị có chứa Selenium sulfide (1%), Kẽm pyrithione, Ketoconazole, dầu gội đặc trị Dego Pharma...; Uống thuốc; Bôi kem gel, kem dưỡng, thuốc mỡ,...
Các sản phẩm này hoàn toàn có thể mua tại các hiệu thuốc, tuy nhiên với những loại thuốc mạnh hơn thì cần được kê theo đơn của bác sĩ. Với các loại thuốc không kê đơn, thường sẽ chứa một trong hai thành phần trị bệnh vảy nến được FDA phê chuẩn là: Axit salicylic và Coal tar (than đá).
Điều trị vảy nến da đầu tại nhà bằng thuốc
Còn với những loại thuốc cần phải kê đơn sẽ chứa một trong các thành phần được FDA phê chuẩn để điều trị vảy nến sau đây: Anthralin, Calcipotriene (một dẫn xuất mạnh của Vitamin D), Calcipotriene và betamethasone dipropionate (dẫn xuất vitamin D kết hợp với một steroid mạnh), Steroid tại chỗ và Tazarotene (một dẫn xuất của vitamin A).
Thuốc điều trị vảy nến da đầu thường phải bôi trực tiếp lên vùng da đầu cho đến khi da đầu lành lại, quá trình này có thể mất 8 tuần hoặc hơn. Khi bệnh đã thuyên giảm, người bệnh nên phòng bệnh tái phát bằng cách gội đầu đặc trị thường xuyên kết hợp sử dụng coal tar (than đá) 2 lần/tuần hoặc các loại thuốc khác.
Điều trị vảy nến da đầu tại phòng khám/bệnh viện
Nếu như muốn chữa vẩy nến da đầu nhanh chóng, bạn có thể đến các phòng khám/bệnh viện để tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm trực tiếp Steroid vào các vùng da đầu bị tổn thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp quang trị liệu bằng nguồn sáng laser hoặc không laser để điều trị vảy nến da đầu một cách nhanh chóng, hiệu quả. Các phương pháp này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các loại thuốc chuyên dụng để điều trị bệnh.
Chẳng hạn như Excimer laser - Một liệu pháp trị liệu ánh sáng tiên tiến, được sử dụng cho bệnh vẩy nến da đầu mức độ từ nhẹ đến trung bình. Phương pháp này tập trung ánh sáng cường độ cao, tác động vào các vùng da bị tổn thương mà không làm tổn hại đến các vùng da khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra là gây đỏ, phồng rộp và khô da.
Điều trị vảy nến da đầu bằng liệu pháp quang trị liệu Excimer laser
Trong trường hợp bị bệnh vẩy nến da đầu từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống bao gồm: Corticosteroid, Cyclosporine (Sandimmune), Methotrexate (Rheumatrex), Soriatane (một dạng mạnh được gọi là dẫn xuất của vitamin A) để điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, gây tổn thương gan, vậy nên bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nhóm thuốc mới nhất được FDA phê chuẩn để điều trị vảy nến da đầu được gọi là thuốc sinh học. Đây là thuốc dạng tiêm với mục đích ngăn chặn việc tạo ra quá nhiều tế bào trên da đầu.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, 7 loại thuốc sinh học có thể được sử dụng để tiêm cho người bị vảy nến da đầu bao gồm: Adalimumab (Humira), Etanercept (Enbrel), Guselkumab (Tremfya), Infliximab (Remicade), Ixekizumab (Talz), Secukinumab (Cosentyx), Ustekinumab (Stelara).
7. Cách chăm sóc và phòng ngừa vảy nến da đầu tái phát
Vảy nến da đầu được xem là bệnh da liễu mãn tính, vậy nên người bệnh cần xác định tâm lý là sẽ phải “sống chung với nó suốt đời”. Do đó, ngoài các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh áp dụng các biện pháp sau đây để chăm sóc, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Gội đầu bằng nước ấm với dầu gội đặc trị có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính và kết hợp massage nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng vảy trên đầu; tránh cọ xát mạnh có thể làm tổn thương, trầy xước da khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, stress bằng cách cân bằng thời gian làm việc - nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn, đọc sách, nghe nhạc,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lạnh mạnh, giàu vitamin và hạn chế chất béo.
- Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá, cà phê và một số thực phẩm kích thích có thể khiến bệnh bùng phát mạnh.
- Tắm nắng mỗi ngày, trong khoảng thời gian từ 6 – 8:00 sáng để bổ sung vitamin D giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D trong ánh sáng mặt trời có tác dụng điều hòa hoạt động miễn dịch và ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có độ pH hợp lý (khoảng từ 5. đến 5.5) khoảng 2-3 lần/ngày nếu tổn thương lan rộng ra các vùng trán, vùng sau tai, sau gáy.
- Chủ động phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vì đây cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát vảy nến da đầu.
Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không? (ảnh minh họa)
THAM KHẢO NGAY: ''BẬT MÍ'' 03 CÁCH TRỊ VẢY NẾN DA ĐẦU BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG.
8. Mua dầu gội trị vảy nến da đầu ở đâu chất lượng, hiệu quả?
Khi bị vảy nến da đầu, giải pháp được nhiều người quan tâm là tìm mua dầu gội đặc trị. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều các sản phẩm dầu gội cho da đầu khô và bong tróc với đa dạng mẫu mã, thành phần, giá thành. Vì vậy, để tìm được một sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như đảm bảo an toàn, chất lượng là điều không hề dễ dàng, thậm chí khiến nhiều người bệnh phải “bối rối”.
DEGO PHARMA - Đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực dược, dược mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam giới thiệu đến bạn sản phẩm dầu gội đặc trị gàu, ngứa, nấm da đầu, vảy nến lâu năm, á sừng, viêm da tiết bã DEGO PHARMA.
Dầu gội đặc trị nấm da đầu, vảy nến lâu năm, á sừng, viêm da tiết bã DEGO PHARMA
Dầu gội đặc trị vảy nến lâu năm DEGO PHARMA đem lại tác dụng vượt trội bởi chứa các thành phần hoạt chất trị bệnh hiệu quả sau đây:
- Chiết xuất vỏ cây táo dại Zizyphus: Kháng viêm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, giúp cải thiện tình trạng da đầu, phục hồi nang tóc, đem lại cảm giác dễ chịu cho da đầu của bạn.
- Sodium Lauryl Sulfate giúp kiểm soát lượng dầu tự nhiên có trên da đầu, hạn chế tình trạng bết rít và giảm gàu tối đa, giúp tóc phục hồi nhanh hơn.
- Acid Citric giúp điều hòa quá trình viêm nhờ cơ chế giảm tổng hợp các chất gây viêm như elastase, interleukin, myeloperoxidase,... từ đó khắc phục được các tình trạng viêm da, vẩy nến tối ưu.
Dầu gội trị vảy nến DEGO PHARMA được chiết suất từ vỏ cây táo dại Zizyphus quý hiếm
Dầu gội đặc trị vảy nến lâu năm DEGO PHARMA được kiểm chứng lâm sàng bởi các nhà khoa học tại Đức và đã có đến 99% khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm sau lần đầu tiên sử dụng. Vì vậy, nếu đang tìm kiếm một loại dầu gội đặc trị vảy nến da đầu, tham khảo ngay DEGO PHARMA bạn nhé!
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh vẩy nến da đầu của DEGO Pharma. Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc biết thêm các thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Tags : >
bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không
cách điều trị vảy nến da đầu
dấu hiệu vảy nến da đầu
hình ảnh vảy nến da đầu
nguyên nhân bị vảy nến da đầu
vảy nến da đầu
vảy nến da đầu là gì