-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Viêm da tiết bã: Toàn bộ thông tin về bệnh mà bạn cần biết
Đăng bởi Admin degopharma vào lúc 17/12/2021
Viêm da tiết bã là một bệnh lý da liễu khá phổ biến vào mùa thu - đông. Hiện nay trên thế giới, theo thống kê có khoảng 3-5% dân số mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân nào hình thành nên bệnh? Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh là gì? Điều trị ra sao hiệu quả nhất? Hãy cùng DEGO Pharma tìm hiểu các thông tin khoa học, chính xác nhất về căn bệnh này ở bài viết dưới đây!
1. Viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã hay còn được biết đến với tên gọi viêm da dầu, chàm da mỡ là một bệnh viêm da mãn tính, thường xảy ra tại các vùng da có mật độ tuyến bã nhờn cao như: Mặt, da đầu, thân trên,... Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.
Khi mắc bệnh, tại các vùng da hay tiết dầu như: Da đầu, mang tai, chân mày, nếp mũi má, trước ngực sẽ bị khô, đỏ, xuất hiện các mảng hồng ban tróc vảy.
Viêm da tiết bã là gì? (ảnh minh họa)
Viêm da tiết bã thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn ba tháng đầu đời. Ngoài ra, bệnh cũng phổ biến ở những người từ 30 đến 70 tuổi. Theo các chuyên gia gia liễu, bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, viêm da tiết bã sẽ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và gây mất thẩm mỹ, vậy nên khiến người bệnh cảm thấy tự ti, e ngại trong cuộc sống, các sinh hoạt hằng ngày.
THAM KHẢO NGAY: [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] VIÊM DA TIẾT BÃ CÓ TỰ HẾT KHÔNG?
2. Hình ảnh viêm da tiết bã
Để giúp bạn đọc dễ dàng hình dung hơn về bệnh viêm da tiết bã, DEGO Pharma đã tổng hợp lại một số hình ảnh tiêu biểu của bệnh sau đây:
Hình ảnh viêm da tiết bã ở sau tai
Hình ảnh viêm da tiết bã ở khu vực lông mày
Hình ảnh viêm da tiết bã trên khuôn mặt
Hình ảnh viêm da tiết bã ở lưng với các nốt sần đỏ
3. Những dấu hiệu, triệu chứng viêm da tiết bã
Những dấu hiệu, triệu chứng viêm da tiết bã ở người lớn
Bệnh viêm da tiết bã ở người lớn có thể dễ dàng nhận biết được thông qua những dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng và nổi bật sau đây:
- Ở các vị trí có tuyến bã hoạt động mạnh mẽ như: Mặt, da đầu, các vùng có nếp gấp sẽ xuất hiện các dát đỏ sẫm màu, bên trên phủ nhiều vảy xám trắng, khô hoặc mỡ nhờn. Ở các trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện các sẩn vảy da có bờ rõ, bong tróc.
- Thông thường, bệnh nhân bị viêm da tiết bã sẽ không cảm thấy ngứa, tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu ở mức độ từ nhẹ đến vừa.
- Viêm da tiết bã trên đầu có biểu hiện ban đầu là xuất hiện nhiều gàu. Sau đó, da đầu dần hình thành các dát đỏ có vảy trắng, nếu bệnh nặng còn có thể lan xuống các khu vực lân cận như: Trán, sau gáy, hai bên tai…
- Viêm da tiết bã ở mặt: Tại các vị trí như lông mày, lông mi, râu... sẽ xuất hiện vảy da màu trắng; Tại các vị trí thương tổn khác như rìa trán, giữa hai lông mày, hai má, kẽ mũi da sẽ đỏ ứng lên, có vảy bong tróc.
- Viêm da tiết bã ở thân mình, phổ biến tại các vị trí như: Nách, bẹn, nếp dưới vú, rốn,... có biểu hiện là các nốt sẩn màu đỏ sẫm, da nứt kẽ và có thể tiết dịch khi bị cọ xát nhiều hoặc bệnh nghiêm trọng. Trên các nốt sẩn có vảy mỡ, khi bệnh diễn biến nặng, các nốt sẩn này sẽ gộp lại với nhau tạo thành mảng dát đỏ lớn.
Triệu chứng viêm da tiết bã ở người lớn (ảnh minh họa)
Những dấu hiệu, triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da tiết bã rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong dân gian, các cụ ngày xưa vẫn thường hay gọi là bệnh “cứt trâu”. Các tổn thương của bệnh thường sẽ xuất hiện phổ biến trong 3 tháng đầu đời và có thể biến mất khi trẻ được từ 6 – 12 tháng tuổi.
Biểu hiện bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là những mảng da đầu dày, màu vàng hoặc màu nâu nhuyễn, nhờn, bết dính và khó bong tróc. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị viêm da toàn thân, xuất hiện nhiều vảy vàng, ẩm, bết dính, nhờn trên nền da đỏ.
Triệu chứng viêm da tiết bã trên đầu ở trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)
THAM KHẢO NGAY: MÁCH BẠN 2 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VIÊM DA TIẾT BÃ BẰNG DÂN GIAN AN TOÀN.
4. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da tiết bã
Hiện nay, nguyên nhân viêm da tiết bã vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiên cứu khoa học, các bác sĩ đã nhận định một số nguyên nhân sau đây có thể làm khởi phát bệnh viêm da tiết bã:
- Do hiện tượng rối loạn tăng tiết chất bã hay nhờn trên da.
- Do hoạt động của một số loại nấm, vi khuẩn như: Nấm men Malassezia, vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác.
- Do lượng hormone trong cơ thể: Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm da tiết bã ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của hormon Androgen đến các nang lông tiết bã.
- Do hệ miễn dịch bị suy giảm, đặc biệt ở những người đã từng cấy ghép nội tạng, bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ung thư.
- Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh viêm da tiết bã thì ít nhất cũng sẽ có một thành viên gặp phải tình trạng tương tự.
- Do mắc bệnh về thần kinh (bệnh Parkinson), bệnh tâm thần hoặc bị trầm cảm.
- Một số yếu tố thúc đẩy bệnh khác như: Thay đổi nội tiết tố; Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khoa học; Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá, cafe,...
Nguyên nhân viêm da tiết bã là gì?
5. Cách chữa viêm da tiết bã đơn giản, hiệu quả
Dưới đây, DEGO Pharma sẽ chia sẻ các cách chữa viêm da tiết bã hiệu quả. Hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn được cho mình phác đồ điều trị viêm da tiết bã phù hợp.
Cách chữa viêm da tiết bã bằng phương pháp Tây Y
- Sử dụng thuốc bong vảy tại chỗ chứa các hoạt chất như: Axit salicylic, axit lactic, propylen glycol,... để giúp loại bỏ các lớp vảy bết dính trên da.
- Sử dụng thuốc chống nấm dạng kem, gel bôi tại chỗ có chứa các hoạt chất như: Ciclopirox, ketoconazole, kẽm prytithion,...
- Sử dụng kem hydrocortisone (corticosteroid) 1-2,5% khoảng từ 2-3 lần/ ngày để bôi vào các khu vực bị viêm da tiết bã như: Sau tai, mí mắt, nếp gấp mũi, và cầu mũi. Ngoài ra, có thể dùng corticosteroid dạng lotion (như dung dịch 0,01% fluocinolone acetonide hoặc dung dịch 0,025% acetonide triamcinolone) để thoa vào da đầu hoặc các vùng tổn thương khác 2 lần/ngày cho đến khi kiểm soát được bệnh.
- Sử dụng thuốc chứa chất ức chế Calcineurin (pimecrolimus và tacrolimus) nếu như bị viêm da tiết bã ở vùng mặt.
- Sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng.
- Sử dụng dầu gội đặc trị có chứa chứa các hoạt chất như: Ciclopirox, selenium sulfide, sulfur và axit salicylic, ketoconazole (2% và 1%) kẽm prytithion… hoặc dầu gội dầu tar (OTC), dầu gội DEGO PHARMA trong trường hợp bị viêm da tiết bã trên đầu.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể kết hợp thêm các biện pháp quang trị liệu tiên tiến như: Liệu pháp ánh sáng (đèn chiếu), Liệu pháp Goeckerman, Liệu pháp Excimer laser,... để giảm thiểu thời gian điều trị bệnh.
Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Tây y (ảnh minh họa)
Khi chữa bằng các phương pháp Tây Y nêu trên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị viêm da tiết bã do bác sĩ tư vấn, chỉ định. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc khác ngoài đơn kê về bôi, uống để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chữa viêm da tiết bã bằng phương pháp dân gian
Với những trường hợp bị viêm da tiết bã ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo thêm các cách chữa viêm da tiết bã bằng phương pháp dân gian và áp dụng theo.
Ưu điểm của những biện pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, khá lành tính với chi phí thấp do sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm. Một số “mẹo” dân gian chữa viêm da tiết bã phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:
- Chữa viêm da tiết bã bằng dầu dừa: Bạn cần làm sạch vùng da bị viêm da tiết bã, rồi thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên trên bề mặt (nên sử dụng dầu dừa hữu cơ). Sau đó, để nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô lại bằng khăn bông mềm.
- Chữa viêm da tiết bã bằng mật ong: Bạn cần làm sạch vùng da bị viêm da tiết bã và lau khô rồi thoa một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên vùng da bị tổn thương. Sau đó, để nguyên trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô lại bằng khăn bông mềm.
- Chữa viêm da tiết bã bằng lá trầu không: Rửa sạch một nắm lá trầu không còn tươi rồi cho vào nồi cùng một nhúm muối tinh nhỏ, thêm nước và đun sôi từ 5-7 phút. Sau đó, đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm, rửa vùng da bị bệnh.
Chữa viêm da tiết bã bằng cách sử dụng lá trầu không
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương: Những cách chữa viêm da tiết bã bằng phương pháp dân gian nêu trên khá lành tính, tuy nhiên sẽ không có tác dụng điều trị chuyên sâu mà chỉ giúp sát khuẩn, dưỡng ẩm da và làm giảm bớt các triệu chứng lâm sàng do bệnh gây nên. Do đó, người bệnh vẫn cần đến các cơ sở khám bệnh như phòng khám/bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị khoa học.
THAM KHẢO NGAY: VIÊM DA DẦU: TOÀN BỘ THÔNG TIN VỀ BỆNH MÀ BẠN CẦN BIẾT.
6. Chuyên gia giải đáp các câu hỏi liên quan đến bệnh viêm da tiết bã
Ngoài những câu hỏi về nguyên nhân, cách điều trị bệnh thì DEGO Pharma cũng nhận được rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến bệnh viêm da tiết bã. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại các câu hỏi phổ biến nhất về căn bệnh này để giải đáp cho quý bạn đọc:
Viêm da tiết bã có tự hết không?
Cũng theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà chia sẻ: Viêm da tiết bã là một bệnh mãn tính, có thể kéo dài dai dẳng và dễ bị tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp bằng y khoa kịp thời, đúng cách.
Đồng thời khi bị mắc căn bệnh này, người bệnh cũng cần xác định tâm lý là sẽ phải “sống chung với bệnh suốt đời”. Do đó, ngoài các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng nên tham khảo và áp dụng các biện pháp chăm sóc, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Viêm da tiết bã có tự hết không? Câu trả lời là Không
Viêm da tiết bã có lây không?
Bệnh viêm da tiết bã không sinh ra do virus hay vi khuẩn. Vì vậy, bệnh sẽ không lây lan từ người này sang người khác qua. Cho dù chúng ta có tiếp xúc trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn,...) hoặc gián tiếp với người mắc bệnh thông qua các vật dụng cá nhân của họ thì sẽ vẫn không bị lây bệnh.
Do đó, chúng ta không cần phải cách ly với người bị viêm da tiết bã. Trong giao tiếp hằng ngày, không nên xa lánh hay kỳ thị họ vì sẽ gây áp lực, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người bệnh trong quá trình điều trị.
Viêm da tiết bã có lây không? (ảnh minh họa)
Tuy không có khả năng lây từ người sang người nhưng những vùng da bị viêm da tiết bã lại có khả năng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể của người bệnh.
Ngoài ra, bệnh cũng có tính di truyền. Vì vậy, nếu gia đình mình có người bị viêm da tiết bã thì khả năng cao con cháu của họ cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.
Viêm da tiết bã kiêng ăn gì?
Viêm da tiết bã kiêng ăn gì? Nếu bạn bị mắc căn bệnh này thì hãy cẩn trọng, tránh xa các loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng bệnh nặng hơn nhé!
- Hạn chế sử dụng đường, muối và các loại gia vị có tính cay nóng (như tương ớt, ớt bột, sa tế, hạt tiêu) trong nấu nướng bởi chúng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạng hơn.
- Tránh xa những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (sò huyết, cua, tôm,...); nội tạng động vật, đậu phộng, đậu nành vì có chứa albumin và vicillin - Các hoạt chất gây rối loạn chuyển hóa và kích thích dị ứng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn; thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ vì chúng có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, đồng thời khiến các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,.. vì những hoạt chất trong đó có thể gây tích tụ độc tố từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau họ cải, súp lơ, rau bina, cần tây,...; các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như: dâu tây, anh đào, việt quất, kiwi, cà chua…; thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như: cá hồi, cá ngừ, dầu oliu, hạt mắc ca, hạt óc chó,...; một số gia vị tự nhiên như thì là, gừng, nghệ,... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều hòa lượng bã nhờn trên da.
Các thực phẩm nên bổ sung trong quá trình điều trị viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã chữa bao lâu thì khỏi? Có chữa được không
Trên thực tế, không có con số chính xác về thời gian điều trị khỏi bệnh viêm da tiết bã. Thời gian chữa khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người và phương pháp điều trị, có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân nặng phải điều trị mất đến vài năm hay nhiều đợt trong năm vì không biết cách chăm sóc, phòng ngừa nên khiến bệnh tái phát trở lại.
Nhìn chung, da phần điều trị bằng phương pháp Tây y sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn so với các phương pháp dân gian tại nhà hoặc Đông y. Tuy chữa được nhưng bệnh viêm da tiết bã sẽ không thể khỏi hoàn toàn, vì vậy bệnh nhân cần tìm hiểu và áp dụng phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát khoa học.
Viêm da tiết bã chữa bao lâu thì khỏi? Có chữa được không? (ảnh minh họa)
Viêm da tiết bã trên đầu sử dụng dầu gội gì?
Khi bị viêm da tiết bã trên đầu, rất nhiều bệnh nhân đã tìm mua sản phẩm dầu gội đặc trị để thay thế cho dầu gội thông thường. Tuy nhiên, thị trường với vô vàn các loại dầu gội trị bệnh đã khiến nhiều người “bối rối” trong quá trình chọn mua vì không biết sản phẩm nào an toàn, hiệu quả, giá thành xứng tầm chất lượng.
DEGO Pharma - Đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực dược, dược mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam giới thiệu đến bạn sản phẩm dầu gội trị viêm da tiết bã, nấm ngứa da đầu, vảy nến á sừng lâu năm DEGO PHARMA.
Dầu gội trị viêm da tiết bã DEGO PHARMA
Dầu gội đặc trị viêm da tiết bã DEGO PHARMA chứa các thành phần hoạt chất trị bệnh hiệu quả sau đây:
- Chiết xuất vỏ cây táo dại Zizyphus: Kháng viêm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, giúp cải thiện tình trạng da đầu, phục hồi nang tóc, đem lại cảm giác dễ chịu cho da đầu của bạn.
- Sodium Lauryl Sulfate giúp kiểm soát lượng dầu tự nhiên có trên da đầu, hạn chế tình trạng bết rít và giảm gàu tối đa, giúp tóc phục hồi nhanh hơn.
- Acid Citric giúp điều hòa quá trình viêm nhờ cơ chế giảm tổng hợp các chất gây viêm như elastase, interleukin, myeloperoxidase,... từ đó khắc phục được các tình trạng viêm da tiết bã, vảy nến tối ưu.
Dầu gội đặc trị viêm da tiết bã DEGO PHARMA được kiểm chứng lâm sàng bởi các nhà khoa học tại Đức và đã có đến 99% khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm sau lần đầu tiên sử dụng. Vì vậy, nếu đang tìm kiếm một loại dầu gội đặc trị viêm da tiết bã có giá thành xứng tầm chất lượng thì hãy liên hệ ngay với DEGO Pharma nhé!
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh viêm da tiết bã của DEGO Pharma. Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc biết thêm các thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó có cách điều trị phù hợp, khoa học.
Tags : >
chữa viêm da tiết bã
hình ảnh viêm da tiết bã
nguyên nhân viêm da tiết bã
phác đồ điều trị viêm da tiết bã
triệu chứng viêm da tiết bã
viêm da tiết bã có lây không
viêm da tiết bã có tự hết không
viêm da tiết bã kiêng ăn gì
viêm da tiết bã là gì
viêm da tiết bã trên đầu